THE HISTORY OF FASHION WEEK ALL AROUND THE WORLD


Lịch sử thời trang hiện đại khởi đầu từ thập niên 20 của thế kỷ XX khởi đầu tiền đề cho các tuần lể thời trang hiện nay.

Tuần lễ thời trang đầu tiên


Trong thời gian này, Pháp là nước có nền công nghiệp thời trang phát triển sớm nhất và Paris là kinh đô thời trang duy nhất của thế giới. Hàng năm công chúng và những người hoạt động trong lĩnh vực thời trang từ các nước châu Âu và cả Châu Mỹ tụ hội về đây để xem các bộ sưu tập của các nhà thiết kế nổi tiếng.
 

Hình ảnh có liên quan
Nền công nghiệp thời trang Quốc tế
 
Mặc dù các buổi trình diễn còn lẻ tẻ và chưa có sự gắn kết trong hoạt động quảng bá giữa các hãng thời trang nhưng những tên tuổi lẫy lừng của thời trang Pháp như: Chanel, Paul Poiret, Christian Dior… đã tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới các đồng nghiệp của mình và họ cũng chính là những người mở đường cho thời trang hiện đại phát triển.
Hình ảnh có liên quan
Cửa hàng Chanel thuở đầu 

Thế chiến thứ hai đã làm cho sự phát triển của thời trang châu Âu bị gián đoạn. Trong khi đó, Mỹ là một nước không bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, đã vươn lên trở thành nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới. Các ngành công nghiệp của Mỹ đều phát triển mạnh mẽ nhưng riêng ngành công nghiệp thời trang vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng trong làng thời trang quốc tế. Để thúc đẩy cho sự phát triển của lĩnh vực này, một nhà báo nổi tiếng lúc bấy giờ là Eleanor Lambert đã tổ chức một sự kiện thời trang gọi là “Press Week” (Tuần lễ báo chí) vào ngày 20 tháng 7 năm 1943.
 

thoi-trang
Eleanor Lambert
 
Sự kiện này thu hút được sự quan tâm đặc biệt của báo chí và thành công vang dội. Sáu tháng sau, một tuần lễ thời trang tiếp theo lại ra mắt công chúng, giới thiệu những sáng tạo mới nhất của thời trang Mỹ. Từ đó, các nhà thiết kế thời trang của Mỹ như Oscar de la Renta, Bill Blass… bắt đầu được chú ý và giành được sự tôn trọng như các đồng nghiệp của mình tại Pháp.
 
Trong cuộc đời 100 năm của mình (1903-2003), với 60 năm hoạt động trong lĩnh vực thời trang, bà đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến những người làm nghề này tại Mỹ. Eleanor Lambert cũng chính là người khai sinh ra CFDA (Council of Fashion Designers of America – Hiệp hội các nhà thiết kế thời trang Mỹ) – một tổ chức rất có uy tín trong lĩnh vực thời trang tại Mỹ.
Kết quả hình ảnh cho Council of Fashion Designers of America
CFDA (Council of Fashion Designers of America – Hiệp hội các nhà thiết kế thời trang Mỹ) 

Hàng năm, Hiệp hội này tổ chức trao giải cho các nhà thiết kế xuất sắc, trong đó có một giải thưởng mang tên bà (The Eleanor Lambert Award) - giải thưởng danh giá mà bất cứ một nhà thiết kế nổi tiếng nào cũng muốn một lần được vinh danh. Nhưng trên tất cả, thế giới thời trang luôn nhớ tới bà với tư cách là người đã khai sinh ra Tuần lễ thời trang - một sự kiện thú vị nhất trong năm của ngành công nghiệp sáng tạo.
 

Kết quả hình ảnh cho Council of Fashion Designers of America
Thảm đỏ CFDA
 
Để từ NewYork, nhiều trung tâm thời trang khác trên thế giới cũng được thành lập, phá bỏ vị trí độc tôn của Paris và đưa thời trang trở nên gần gũi, thông dụng hơn với cuộc sống. Tuần lễ thời trang đầu tiên diễn ra ngày 20 tháng 7 năm 1943. Như vậy, khởi đầu tuần lễ thời trang (Fashion Week) được gọi là tuần lễ báo chí (Press Week).
Kết quả hình ảnh cho Milan fashion week
Milan Fashion Week 

Kết quả hình ảnh cho seoul fashion week
Seoul Fashion Week 

Mục đích của tuần lễ này nhằm giới thiệu đến công chúng, báo chí và các nhà chuyên môn những dự báo về những xu hướng thời trang mới nhất thông qua sự sáng tạo của các nhà thiết kế. Qua đó, các hãng thời trang sẽ cho ra đời hàng loạt các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Ngoài các nhà thiết kế và lực lượng người mẫu, tuần lễ thời trang còn là nơi hội tụ của những biên tập viên thời trang nổi tiếng, những ngôi sao ở các lĩnh vực giải trí, những khách hàng tiềm năng và nhiều nhân vật quan trọng khác.


Kết quả hình ảnh cho london fashion week
Lodon Fashion Week

Tuần lễ thời trang thường kéo dài một tuần và diễn ra hai lần một năm, trong đó từ tháng 1 đến tháng 3 là Tuần lễ thời trang Thu Đông và từ tháng 9 đến tháng 11 là Tuần lễ thời trang Xuân Hè. Khi đó, bốn kinh đô thời trang là: Paris, NewYork, London, Milan sẽ trở thành tâm điểm chú ý của làng thời trang thế giới. New York là nơi mở màn cho tuần lễ thời trang, sau đó lần lượt là London, Milan và kết thúc tại Paris.
Kết quả hình ảnh cho tokyo fashion week
Tokyo Fashion Week 

Kết quả hình ảnh cho vietnam fashion week
Vietnam International Fashion Week 

Ngoài bốn trung tâm thời trang lớn kể trên, ngày nay tuần lễ thời trang còn diễn ra ở rất nhiều nơi khác trên thế giới như: Berlin, Madrid, Rio De Janeiro, Thượng Hải, Tokyo… Tại Việt Nam, tuần lễ thời trang cũng đã bắt đầu diễn ra trong những năm gần đây. Mặc dù chưa tạo được sự thu hút mạnh mẽ tới công chúng và vẫn cần phải có những định hướng rõ nét hơn trong công việc sáng tạo của những nhà thiết kế trẻ nhưng với sự xuất hiện của sự kiện này, thời trang Việt Nam đang đi đúng hướng để hòa vào dòng chảy chung của thời trang thế giới.


Aiden

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm thêm ở rạp phim: Từ A - Z

Làm trắng da bằng pond: Liều mới ăn được nhiều !

Nếu có giải “Bẫy truyền thông của năm” chắc hẳn phải trao cho Chi Pu !